Không công bằng khi phân biệt hai loại cụm thi THPT quốc gia
"Cùng một đề thi, cùng một hướng dẫn chấm, nhưng thí sinh ở hai cụm khác nhau thì kết quả bài thi có giá trị sử dụng khác nhau, là không công bằng", thạc sĩ Lê Thị Ngọc Nhẫn đánh giá về quy chế thi THPT quốc gia 2016.
Trong Quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ nguyên quy định thí sinh thi tại cụm do các trường đại học tổ chức thì kết quả vừa được xét tốt nghiệp THPT, vừa được xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Riêng thí sinh thi tại các cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì chỉ được xét công nhận tốt nghiệp THPT. Như vậy, cùng một đề thi và cùng một hướng dẫn chấm, nhưng thí sinh thi ở hai cụm khác nhau thì kết quả bài thi lại có giá trị sử dụng khác nhau. Điều này không đảm bảo tính công bằng trong thi cử.
Nếu lý giải sự khác biệt này là vì các cụm thi do các trường đại học tổ chức luôn nghiêm túc và đáng tin cậy hơn so với các cụm thi do các Sở Giáo dục tổ chức thì có quá định kiến và đủ thuyết phục chưa? Thực tế, nhiều Sở Giáo dục đã tổ chức công tác coi, chấm thi tốt nghiệp THPT rất nghiêm túc. Nếu thực sự có đủ minh chứng khẳng định có sự lỏng lẽo hơn trong công tác coi, chấm thi ở các hội đồng do Sở chủ trì so với các hội đồng do các trường đại học tổ chức thì thay vì ban hành quy định trên, Bộ nên có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm hội đồng vi phạm để đảm bảo công bằng cho thí sinh.
Thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Giang Huy.
|
Nếu vẫn giữ nguyên quy định trên thì sẽ còn tiếp diễn việc các trường THPT vận động học sinh có năng lực học tập hạn chế đăng ký thi ở cụm do Sở Giáo dục tổ chức vì họ nghĩ học sinh sẽ dễ đậu tốt nghiệp hơn và điều đó giúp cho nhà trường giữ vững thành tích. Như thế, có phải chính vì quy định đó mà mọi người có thể nghĩ điều này như là sự ngấm ngầm chấp nhận cho các hội đồng thi của Sở được nới lỏng hơn trong công tác coi thi và nhẹ tay hơn trong chấm thi?
Theo tôi, thay vì ra quy định đó, Bộ nên tăng cường hơn nữa công tác thanh tra các hội đồng coi, chấm thi để đảm bảo sự nghiêm túc đồng đều. Nếu làm được như vậy thì dù thí sinh dự thi ở hội đồng nào cũng có quyền lợi như nhau.
Hiện nay một số tỉnh đã quyết định bỏ hội đồng thi do Sở Giáo dục chủ trì, chỉ tổ chức hội đồng thi do các trường đại học phụ trách để đảm bảo cho thí sinh vừa được quyền xét tốt nghiệp THPT, vừa có quyền đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, để chia sẻ gánh nặng tổ chức cho các trường đại học, thiết nghĩ vẫn nên duy trì các hội đồng thi do các Sở chủ trì vì họ có đủ các nguồn lực cần thiết để đảm bảo tổ chức tốt kỳ thi và có ưu thế hơn so với trường đại học về khả năng tổ chức các địa điểm thi gần nơi sinh sống của thí sinh, giúp cho phụ huynh học sinh giảm bớt gánh nặng chi phí lo cho con em đi thi xa.
Điều duy nhất cần sửa đổi trong quy chế là đảm bảo quyền lợi cho thí sinh ở các hội đồng thi do Sở Giáo dục tổ chức vẫn được đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng như thí sinh thi ở các hội đồng do trường đại học chủ trì. Có như thế mới đúng với các nguyên tắc công bằng trong thi cử: cùng một đề thi thì phải có giá trị sử dụng như nhau.
So sánh kỳ thi THPT quốc gia 2015 và 2016. Đồ họa: Việt Chung.
|
Không công bằng khi phân biệt hai loại cụm thi THPT quốc gia
Reviewed by namdaik
on
19:37
Rating: 5
Không có nhận xét nào: